Tìm hiểu về hệ thống chống bó cứng phanh ABS và tầm quan trọng với xe ô tô hiện đại
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một trong những thiết bị an toàn gần như trên các mẫu xe ô tô đời mới đều được nhà sản xuất tích hợp sẵn, ngay ở cả những mẫu xe ô tô giá rẻ. Đây là một trong những trang bị an toàn tiêu chuẩn phổ biến hàng đầu trên các dòng xe ô tô hiện nay. Không chỉ giúp người lái kiểm soát xe hiệu quả hơn, vừa đảm bảo an toàn trong những tình huống cần phanh gấp.
Vậy phanh ABS là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Những dòng xe cũ nếu không có hệ thống phanh ABS có gây nguy hiểm gì không?
Phanh ABS là gì? Tầm quan trọng của phanh ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh hay còn gọi là phanh ABS – Lock Brake System. Đây được xem là một trong những hệ thống an toàn trên xe ô tô, hệ thống phanh điều khiển điện tử này có tính năng ngăn ngừa tình trạng hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp mà tài xế cần giảm tốc. Điều này sẽ tránh được hiện tượng xe bị văng trượt đồng thời giúp người lái xe có thể kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn. Từ đó cũng góp phần đảm bảo ổn định cho thân xe ô tô.
Tại sao ô tô hiện đại cần phanh ABS?

Đối với những dòng xe ô tô không được trang bị hệ thống phanh ABS, rất dễ gặp phải tình trạng trượt ở các tình huống phanh gấp. Bởi độ bám đường lúc này sẽ giảm thấp hơn mức cho phép của bánh xe, bên cạnh đó, lực truyền cho bánh xe cũng không giúp ô tô tiến lên và ngược lại dễ gây ra tình trạng mất kiểm soát. Chưa kể, ở những cú phanh gấp, xe không có phanh ABS sẽ có bánh xe bị khoá cứng cho đến khi mất kiểm sát, dễ gây tai nạn, lật xe.
Phanh ABS có tính năng ngăn ngừa tình trạng hãm cứng bánh xe khi phanh.
Chính nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội, kể từ thời điểm ra mắt vào năm 1970, hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã trở nên rất được ưa chuộng. Đây cũng được xem là tính năng góp phần giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn xe hơi trên thế giới.
Trước đây, phanh ABS hầu như chỉ có trên các dòng xe cao cấp song,ngày nay, hệ thống này không chỉ góp mặt trên các dòng ô tô từ cao cấp đến bình dân, mà còn được ứng dụng rộng rãi trên cả xe máy.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh ABS ô tô ra sao?
Để hiểu rõ hơn về phanh ABS, bạn đọc có thể tham khảo qua cấu tác và cách thức hoạt động của trang bị an toàn này như sau:
Cấu tạo phanh ABS
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô sẽ bao gồm các bộ phận sau:
Cảm biến tốc độ (roto): Được đặt ở mỗi bánh xe hoặc bộ vi sai để phân tích tốc độ khi phanh, đây cũng như một cảm biến giúp ra lệnh cho hệ thống giúp phát hiện kịp thời tình trạng các bánh xe có bị bó cứng hay không.
Van: Có nhiệm vụ điều khiển phanh, được đặt bên trong đường phanh với hệ thống ABS. Van có ba vị trí gồm van mở (có nhiệm vụ tiếp nhận áp lực giữa lực nhấn phanh của người lái lên bánh xe), Van khóa bánh xe (áp lực phanh nhận được sẽ nhiều hơn áp lực người lái tác động) và van nhả (áp lực phanh nhận được sẽ ít hơn lực người lái tác động).
Bộ điều khiển (ECU): Nó là một hệ thống máy tính trong ô tô để vận hành các cảm biến tốc độ và van điều khiển.
Cảm biến giảm tốc: Giúp hệ thống ABS đo giảm tốc của bánh xe, từ đó điều chỉnh áp suất dầu phanh hợp lý.
Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS trên xe ô tô như sau:
Cảm biến tốc độ khi nhận thấy tốc độ quay của một trong các bánh xe chậm hơn so với mức quy định thì sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển ABS. Lúc này, hệ thống sẽ xử lý thông tin, tính toán và gửi lệnh cho bộ chấp hành ABS cung cấp áp suất dầu phanh với mức phù hợp.
Theo đó, phanh ABS sẽ điều khiển cho mức áp suất dầu tăng/giảm liên tục nhằm tạo ra quá trình nhấp/nhả liên tục giữa hệ thống má phanh và đĩa phanh thay vì ghì chặt như xe không có phanh ABS. Như vậy, việc hãm phanh này sẽ vẫn diễn ra nhưng lại giúp xe tránh được hiện tượng bó phanh.
Cách sử dụng phanh ABS hiệu quả nhất
Mật độ giao thông tại Việt Nam ngày càng dày, nguy cơ gây tai nạn cũng cao hơn. Để đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông, người dùng thường ưu tiên lựa chọn các dòng xe ô tô có lắp đặt các thiết bị hỗ trợ, điển hình như phanh ABS.
Với cơ chế hoạt động ưu việt hơn các loại phanh thông thường, phanh ABS có thể ngăn ngừa tốt vấn đề bánh xe bị khóa cứng khi dừng đột ngột hoặc khi phanh gấp trên các đoạn đường trơn trượt. Bên cạnh đó, lực phanh ổn định hơn cũng sẽ giúp tài xế điều khiển và đánh lái dễ dàng.
Căn chỉnh tốc độ chạy và duy trì khoảng cách tối thiểu với xe phía trước/sau phù hợp.
Tuy vậy, không có hệ thống nào có thể đảm bảo yếu tố an toàn đến mức tuyệt đối, quan trọng nhất vẫn là việc người dùng trang bị những kỹ năng đi đường và xử lý tình huống. Đối với phanh ABS, quá trình sử dụng, người dùng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Không có tâm lý chủ quan khi lái xe, không phó mặc hoàn toàn vào các công nghệ trên xe.
Căn chỉnh tốc độ chạy và duy trì khoảng cách tối thiểu với xe phía trước/sau phù hợp.
Không nên nhấp phanh quá nhiều bởi sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu quả của phanh ABS.
Không tăng tốc nhanh khi vào khúc cua, thay vào đó hãy giữ tốc độ hợp lý khi di chuyển ở những đoạn đường có nhiều hẻm cua.
Khi phanh gấp, hệ thống ABS sẽ hoạt động, gây ra tiếng kêu lớn và chân phanh rung lên và có thể bị giật. Theo đó, người dùng nên bình tĩnh, không nên lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường.
Tuyệt đối không rút chân ra khỏi bàn đạp phanh, khi hệ thống phanh ABS đang hoạt động cần phải kiểm soát độ nặng của bàn đạp phanh, việc thả lỏng phanh sẽ làm hủy hệ thống ABS và khi đạp lại sẽ gây bó phanh.
Hệ thống phanh ABS không thực sự phù hợp với những cung đường có bề mặt gồ ghề (đường cấp phối, đường cát, bùn,…) vì quãng đường phanh sẽ dài hơn đường thông thường,…
Tại sao ô tô hiện đại cần phanh ABS? Hé lộ cách sử dụng phanh ABS hiệu quả nhất 05
Nhìn chung, xe ô tô có thêm phanh ABS sẽ giúp đảm bảo an toàn tốt hơn. Theo đó, với các mẫu xe đời cũ hoặc các dòng xe ô tô không có phanh ABS cũng không quá nguy hiểm, miễn sao người lái xe có đủ bình tĩnh và kỹ năng xử lý tình huống tốt thì vẫn đảm bảo an toàn.
Comments